Để viết một bài văn cho người đọc vào có cảm giác lôi cuốn và hấp dẫn bởi phần nội dung và hình thức trình bày, thì các bạn cần sử dụng kết hợp một cách khéo léo các biện pháp nghệ thuật trong bài viết của mình, một số biện pháp đó là: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…..
Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản:
Trước tiên ta cần tìm hiểu lí thuyết về cụm từ “biện pháp nghệ thuật “, là những nguyên tắc thi pháp trong việc tổ chức một phát ngôn nghệ thuật ( nguyên tắc xây dựng cốt truyện, quy tắc phân chia thể loại, nguyên tắc phong cách, thể thức câu thơ…) việc đưa các biện pháp nghệ thuật là đã có sự dự tính sẵn của tác giả, khi đã xác định được những mục đích, do đó nếu lựa chọn được một biện pháp nghệ thuật thích hợp sẽ là tác phẩm trở nên đắc giá.
Các loại chúng ta thường gặp:
1. So sánh
– Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác, đặc biệt là có nét tương đồng
=> Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hóa
– Là dùng những từ ngữ vốn miêu tả hành động bản chất của con người để gán vào sự vật hiện tượng
=>Làm cho sự vật hiện tương trở nên gần gũi với con người hơn
Ví dụ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời
3. Ẩn dụ
– Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác, chúng có nét tương đồng với nhau
=> Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ: Mặt trời của Mẹ thì nằm trên lưng
Cách nhận biết giữa so sánh và ẩn dụ:
- So sánh: có dấu hiệu nhận biết qua các từ như sau: là, như, bao nhiêu…. bấy nhiêu.
- Ẩn dụ: có dấu hiệu nhận biết qua các nét tương đồng của 2 sự vật hiện tượng.
4. Hoán dụ
– Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vât, hiện tượng khác có nét tương đồng gần gũi
=> Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách thức diễn đạt
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Cách so sánh nhân hóa và hoán dụ:
- Nhân hóa có sự nhận biết đó là có chứa các từ tên gọi, hoạt động của con người.
- Hoán dụ có sự nhận biết là 2 sự vật có nét giống nhau
5. Nói quá
– Là biện pháp dùng để phóng đại qui mô,tính chất của sự vật hiện tượng
=> Tăng sức biểu cảm, gây ấn tượng mạnh với người đọc
Ví dụ: Chân to giống cái cột đình
6. Nói giảm nói tránh
– Là biện pháp nhằm diễn đạt các ý văn thơ một cách tế nhị, uyển chuyển
=> Tránh gây cảm giác đau thương, mất mát, tránh cách nói một cách thô tục và thiếu lịch sự
Ví dụ: Gục lên súng mũ bỏ quên đời
7. Điệp từ, điệp ngữ
– Là biện pháp được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hay một cụm từ
=> Tăng sức diễn đạt, gây ấn tượng với người đọc
Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
8. Chơi chữ
– Là biện pháp được sử dụng đặc sắc về âm sắc, về nghĩa của từ
=> Tạo thanh âm cho câu thơ trở nên vui tươi, nhộn nhịp hơn
Ví dụ: Trời cho = Trò chơi
– Đó là những biện pháp nghệ thuật thông dụng trong chương trình văn học các học sinh thường gặp mà chúng tôi tổng hợp. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này đã tóm tắt một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để giúp các em trong quá trình học