Áp suất thẩm thấu là gì? Nguyên tắc xác định áp suất thẩm thấu ra sao? Chúng có ý nghĩa gì trong cuộc sống con người hiện nay,… Đấy chắc chắn là những băn khoăn, thắc mắc chung của các em học sinh cũng như những ai quan tâm về vấn đề này.
Nhận thấy điều đó, bài viết sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết liên quan tới áp lực thẩm thấu để nhằm mang tới những kiến thức thật sự hữu ích dành cho bạn đọc.
Khái niệm, yếu tố làm ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu của dung dịch
Khái niệm
Thẩm thấu là sự chuyển dịch của các dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sang những dung dịch có nồng độ cao. Quá trình dịch chuyển này được thực hiện thông qua màng. Quá trình này sẽ kết thúc nếu như nồng độ của cả hai dung dịch đảm bảo cân bằng nhau.
Từ đó, ta có khái niệm cụ thể về áp suất thẩm thấu như sau: Áp suất chính là lực đẩy của tình trạng thẩm thấu. Các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sẽ tạo một lực đẩy đến dung môi của dung dịch có nồng độ cao. Tất cả quá trình này sẽ được diễn ra qua màng.
Khá nhiều người thắc mắc về vấn đề áp suất thẩm thấu cao là gì? Thực ra vấn đề này khá đơn giản, hiện tượng áp suất thẩm thấu cao tức là lực đẩy của áp suất mạnh, khiến cho các phân tử di chuyển qua màng trở nên nhanh hơn. Thông thường, lông hút có áp suất thẩm thấu cao.
Vậy áp suất thẩm thấu tiếng Anh là gì? Osmotic pressure chính là tên tiếng Anh của hiện tượng thẩm thấu.
Yếu tố làm ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu
Trên cả động vật và thực vật, áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào nồng độ của phân tử bé và ion. Ngoài ra, đối với động vật, chúng còn bị phụ thuộc vào sinh lí tế bào đối với từng giai đoạn cụ thể, đặc biệt là đối với màng lipoprotein. Màng lipoprotein đảm nhiệm vai trò vận chuyển lipid trong máu, đảm bảo cho máu được lưu thông một cách hiệu quả.
Những yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng tới sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu tăng hay áp suất thẩm thấu giảm sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những yếu tố này.
Tìm hiểu về công thức tính áp suất thẩm thấu?
Trong vật lý học, xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch theo công thức như sau:
P = RTC
Trong đó:
– P: là áp suất thẩm thấu (đơn vị atm)
– R: là hằng số (R= 0,082)
– T: là nhiệt độ tuyệt đối (T = 273 + toC)
– C: là nồng độ dung dịch (gam/lít).
Tham khảo: Thiết bị Adapter là gì? Cách sử dụng bộ nguồn này?
Ý nghĩa của áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu có tác dụng rất quan trọng đối với cả cơ thể người và động vật, đặc biệt là hồng cầu.
Vai trò của áp suất thẩm thấu là để cân bằng. Khi thực hiện các thay đổi đối với áp suất thẩm thấu, nếu so sánh áp suất thẩm thấu bạn sẽ thấy hàm lượng nước có trong tế bào được thay đổi, khiến rối loạn chức năng tế bào.
Hiện tượng thẩm thấu với thực vật sẽ giúp cho cây hút nước và khoáng chất trong đất, đảm bảo được quá trình sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Nếu có các thay đổi về áp suất thẩm thấu sẽ gây hại cho cây. Hiệu suất phản ứng này có thể dẫn tới cây bị chết.
Đối với động vật, nhờ áp suất thẩm thấu mà máu được lưu thông, đảm bảo phân phối nước trong cơ thể, ngăn chặn tình trạng mất nước một cách hiệu quả.
Tìm hiểu áp suất thẩm thấu của máu
Áp suất thẩm thấu trong máu là hiện tượng rất quan trọng đối với cơ thể người, chúng sẽ quyết định tới sự phân phối nước. Áp suất này sẽ do muối khoáng có trong huyết tương tạo nên, chủ yếu là muối NaCl.
Phân loại
Áp suất thẩm thấu trong máu có 2 loại như sau:
– Phần lớn:
Do nồng độ muối khoáng đã hòa tan ở trong máu tạo nên. Loại này được gọi là áp suất thẩm thấu tinh thể (có giá trị khoảng 5675 mmHg).
– Phần nhỏ:
Phần nhỏ được tạo nên bởi các protein trong huyết tương. Loại này được gọi là áp suất thẩm thấu thể keo (giá trị khoảng 25 mmHg). Mặc dù giá trị của thể này không lớn, nhưng chúng lại có khả năng giữ và trao đổi nước giữa các mao mạch và các mô vô cùng lớn.
Vai trò
Việc đảm bảo cho sự ổn định của áp suất thẩm thấu ở trong máu thường mang lại những ý nghĩa sinh lý to lớn đối với cơ thể người, động vật. Áp suất thẩm thấu ở hồng cầu và huyết tương nếu như ngang bằng nhau, hồng cầu sẽ không có gì thay đổi. Ngược lại, nếu tỉ lệ này có sự khác biệt sẽ dẫn tới những vấn đề sau:
– Áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu: làm cho hồng cầu bị teo lại.
– Áp suất thẩm thấu nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của hồng cầu: làm cho nước bị đi vào hồng cầu, khiến hồng cầu căng phồng lên, gây ra hiện tượng dung huyết.
Như vậy, với những chia sẻ chi tiết trên đây của chúng tôi đã giúp cho các bạn có thể trả lời được cho câu hỏi áp suất thẩm thấu là gì? Cũng như vai trò của chúng trong cuộc sống con người.