An toàn giao thông là gì
Cuộc sống văn minh, an toàn là điều mọi người dân trên khắp thế giới đều hướng đến. Văn minh, an toàn là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Thuật ngữ an toàn được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện đại, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thuật ngữ này. Bài viết An toàn là gì? An toàn giao thông là gì? dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin cần thiết.
An toàn là gì?
Tiêu chí an toàn luôn được đặt lên hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, điện, giao thông,… An toàn có thể được hiểu là trạng thái mà con người con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do các nguyên nhân chủ quan, khách quan trong cuộc sống.
Với cách hiểu đó, hầu hết trong người đều mong muốn bản thân và gia đình được đảm bảo một cách an toàn tuyệt đối. Đặc biệt, hiện số lượng các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng gây ra tổn thất nặng nề về mặt vật chất và tinh thần của nhiều người. Trong bối cảnh đó, an toàn trong lĩnh vực giao thông được các cơ quan, người có thẩm quyền, tổ chức và cá nhân đặc biệt quan tâm. Vậy, an toàn giao thông là gì? Sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo của bài viết.
An toàn giao thông là gì?
An toàn giao thông là thuật ngữ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên thuật ngữ này lại chưa có định nghĩa thống nhất. Ta có thể hiểu, an toàn giao thông là đảm bảo cho người tham gia giao thông giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông và hạn chế tốn thất về vật chất, tính mạng, tinh thần của con người khi xảy ra tai nạn giao thông.
Trong đó, tai nạn giao thông là những sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người do vi phạm quy tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải các tình huống, sự cố không kịp phòng tránh gây ra thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội.
Qua tìm hiểu các khái niệm An toàn là gì? An toàn giao thông là gì? ta thấy để đảm bảo an toàn giao thông, cần có sự tác động qua lại của các yếu tố khách quan và chủ quan.
Phân loại an toàn giao thông
Xuất phát từ bản chất của từng loại, an toàn giao thông được phân loại như sau:
An toàn giao thông chủ động, tức là sự an toàn xuất phát từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng của người tham giao thông giúp tránh được tai nạn giao thông.
Điều này thể hiện thông qua các tính chất và chất lượng của kết cấu phương tiện giúp lái xe tránh được tai nạn giao thông, chẳng hạn như tính chất phanh, tính ổn định, tính chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, tính cơ động, … Ngoài ra, an toàn giao thông chủ động còn được thể hiện thông qua sự hiểu biết của con người về luật lệ giao thông và sự nhạy bén trong giải quyết tình huống giao thông.
Để có được các yếu tố an toàn trên, mỗi người cần có ý thức tuân thủ quy định, luật lệ giao thông. Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn cho phương tiện bằng cách thường xuyên bảo dưỡng và khắc phục các điểm hư hỏng. Đồng thời, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thường xuyên theo dõi, khắc phục, nâng cấp hệ thống đường xá, đèn đường và các biển báo giao thông.
An toàn giao thông bị động được đảm bảo bởi các tính chất và chất lượng của kết cấu nhằm giảm thiểu chấn thương của lái xe khi xảy ra tai nạn, điều này cũng được quyết định bởi yếu tố kết cấu của xe.
An toàn môi trường là các yếu tố cho phép hoặc buộc người tham giao giao thông giảm tác động có hại đến môi trường xung quanh như bụi bẩn, tiếng ồn, độc hại của khí xả ra,…
Vậy, qua khái niệm an toàn là gì? an toàn giao thông là gì? Chúng ta thấy được an toàn giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. Chính vì vậy, đảm bảo an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng mà còn là nhiệm vụ của toàn dân.
Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
Để đảm bảo an toàn giao thông, Nhà nước đã huy động nguồn lực của toàn xã hội thông qua các biện pháp sau:
– Một là, ban hành các văn bản luật, văn bản hướng dẫn thi hành về giao thông như Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt,…
Các văn bản này quy định rõ quy tắc, luật lệ giao thông và các chế tài xử lý. Thực tiễn cho thấy, các chế tài đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông ngày càng chặt chẽ và có tính răn đe cao.
– Hai là, tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát. Đây là biện pháp vô cùng hữu hiệu, bởi sự vào cuộc của lực lượng chức năng có ảnh hưởng rất lớn tâm lý của người tham gia giao thông, đảm bảo cho họ luôn tuân thủ một cách chặt chẽ.
– Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trong người dân, học sinh, sinh viên. Công tác tuyên truyền được thực hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, ti vi, các trang mạng xã hội như facebook, zalo,…), các buổi tuyên truyền tại cơ sở hoặc các cuộc thi tìm hiểu luật an toàn giao thông,…
Qua bài viết An toàn là gì? An toàn giao thông là gì? Chúng ta thấy mỗi công dân có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Tuân thủ các quy định, luật lệ giao thông không chỉ bảo vệ cho bản thân mà còn đóng góp cho toàn xã hội. Chính vì vậy, mỗi người cần luôn có ý thức cập nhật, trau dồi kiến thức về giao thông.