P/E là gì trong chứng khoán? Cách sử dụng P/E khi chọn cổ phiếu

Đối với các nhà đầu tư chắc hẳn khi vừa mới tham gia vào thị trường chứng khoán đều có một thắc mắc rằng: Đầu tư vào cổ phiếu nào có khả năng sinh lời cao? Cổ phiếu này được mua có phải đã quá mắc hay không hay có phải bạn đã mua được một cổ phiếu tốt với giá hời hay không?

Tất cả những thắc mắc đó của chính là lý do mà chúng ta có công thức P/E. Vậy các chỉ số P/E Ratio là gì và sử dụng nó như thế nào trong việc dự đoán giá trị của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán?

Chi-so-PE-va-PB

P/E là gì?

P/E (viết tắt của Price to Earning to ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ thị trường của cổ phiếu (Price) và lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Nói một cách đơn giản, P/E là ước tính điểm hòa vốn trong bao nhiêu năm để lấy lại vốn. Lấy giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận mỗi năm, chẳng hạn một cổ phiếu có giá 10.000 đồng, lãi 1.000 đồng/năm, tức là phải hơn 10 năm mới hoàn vốn. Tương tự, nếu P/E thấp thì có thể được hiểu là rẻ nhưng nếu P / E cao thì có thể được hiểu là đắt.

Công thức tính P/E

công thứ tính p/e

Phương pháp PE Ratio chỉ là một phương pháp định giá sơ bộ. Những cổ phiếu này có khả năng tăng trưởng bao nhiêu? Tính thanh khoản như thế nào?

Các loại tỷ lệ P/E

P/E được chia thành 2 loại được sử dụng rộng rãi: Foward P/E và Trailling P/E, hại loại P/E này sẽ có các phương pháp tính toán khác nhau như sau:

Foward P/E( còn được gọi là P/E dự phóng)

Cách tính này nhầm dự đoán thu nhập của 4 quý tiếp theo.

Foward P/E = Giá thị trường cổ phiếu/ EPS kỳ vọng

Trailing P/E (P/E tra cứu)

Trailing P/E là P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại (P) cho tổng thu nhập EPS trong 12 tháng qua.

Đây là số liệu P/E phổ biến vì đó là số liệu khá khách quan. Các nhà đầu tư thường thích xem P/E Trailing vì họ không tin tưởng vào ước tính EPS trong tương lai của cách tính Foward P/E.

P/E có thể được sử dụng như thế nào để lựa chọn cổ phiếu?

Như chúng tôi đã nói ở trên, P/E là một ước tính sơ bộ. Nó không nên được sử dụng trong tất cả các quyết định giao dịch cổ phiếu nhưng đây là một phương pháp dùng để đánh giá xu hướng của cổ phiếu. Giống như cách chúng ta xem cổ phiếu đó như một công việc kinh doanh của chính mình.

lựa chọn cổ phiếu

P/E giúp lựa chọn được cổ phiếu có xu hướng tăng tăng trưởng hoặc mang đến lợi nhuận trong tương lai

  • Chỉ số P/E cao có thể là biểu hiện của một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, khiến chỉ số EPS thấp (thậm chí gần bằng 0) sẽ khiến chỉ số P/E ở mức lớn.
  • Chỉ số P/E thấp thể hiện cho các nhà đầu tư thấy rằng EPS( thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu) đang ở mức cao. Điều này sẽ giúp họ đưa ra quyết định sẽ mua vào các cổ phiếu này.

Tuy nhiên P/E thấp cũng có thể là do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường ( bán tài sản, thanh lý tài sản,…). Khoản lợi nhuận này chỉ ở tại một thời điểm và sẽ không lặp lại trong tương lai chính điều này đã đẩy giá EPS lên cao đột xuất khiến P/E thấp.

Hoặc các cổ đông đang nắm giữ cảm thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả nên họ đã quyết định bán số cổ phần đang nắm giữ của mình ra thị trường để chốt lời khiến chỉ số P/E thấp.

Nhìn chung thị trường vô cùng khó đoán và P/E cao hay thấp chỉ là mức tạm thời ở tại một thời điểm nhất định và chỉ có giá trị tham khảo hơn là dựa vào đó để mua bán.

P/E giúp lựa chọn cổ phiếu có tính thanh khoản tốt

Các cổ phiếu có độ ổn định cao thường không mang lại mức tăng đột biến, vì vậy giá trị P/E của chúng cao hơn so với các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn. Có thể chọn cổ phiếu có P/E cao nhưng cũng có tính thanh khoản tốt

trong cùng một ngành và sử dụng mức P/E trung bình của loại ngành đó để so sánh.

Thận trọng vẫn là điều cần thiết nhất mỗi khi đưa ra quyết định đầu tư Tất cả các khoản đầu tư đều có rủi ro. Ngay cả những người quan tâm đến việc đầu tư vào cổ phiếu cũng sẽ tính toán Tỷ lệ P/E hoặc các tỷ số tài chính khác.