Chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự sụp đổ của FTX và Alameda, giờ đây Solana đang đứng trước nhiều nguy cơ ‘bay màu’ khỏi thị trường crypto. Vậy thực sự Solana giờ còn lại gì?
Về DeFi trên Solana
Theo như thông tin thống kê, gần 700 triệu USD đã bị xóa sổ khỏi hệ sinh thái Solana.
Dự án DeFi điển hình nhất của hệ là DEX Serum lại do chính một tay SBF thành lập nên. May thay những bước phát triển sau này, Serum nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Solana nên tầm ảnh hưởng của SBF nhỏ dần.
Hiện tại, Serum lên kế hoạch fork dự án nhằm mục đích lấy lại private key vốn được kiểm soát bởi FTX, từ đó trao quyền 100% cho dev và cộng đồng. Nhờ tin tức này giá SRM tăng hơn 100%.
Mối liên kết giữa Solana và FTX/Alameda
Mối liên hệ giữa Solana và FTX/Alameda có nhiều “dây mơ rễ má” mà chúng ta có thể phân loại ra thành 4 đầu mối như sau:
Token SOL;
Hệ sinh thái DeFi của Solana;
Những khoản đầu tư của Alameda vào các dự án thuộc hệ Solana;
Quỹ tài sản của Solana Foundation giữ trên FTX.
Hệ sinh thái Solana bị ảnh hưởng như thế nào?
Về token SOL
Quỹ Alameda Research từ ban đầu đã sở hữu 58 triệu token SOL, tương đương với 11% tổng cung của dự án.
Hiện không rõ quỹ Alameda còn sở hữu bao nhiêu token và đã dump bao nhiêu. Vì tính chất “không rõ ràng” như vậy, khi tin tức FTX sụp đổ lan truyền, cộng đồng nhanh chóng “rủ nhau” short, bán xả SOL dẫn đến hầu hết token hệ SOL giảm mạnh.
I'll buy everything you have, right now, at $3.
— CoinMamba (@coinmamba) November 11, 2022
Sell me all you want.
Then go fuck off. pic.twitter.com/f1eJjqNKIk
Hệ sinh thái của FTX và Alameda
Có thể nói một tay SBF và Alameda tạo nên hệ Solana khi là cái tên quỹ VC không thể thiếu trong hầu hết các dự án hệ này. Đây đã từng là một “niềm tự hào” của cộng đồng những người yêu mến SOL, nhưng đến giờ đã trở thành “bóng ma” tạo nên sự lo lắng của mọi người. Các dự án tiêu biểu mà SBF đã vươn “vòi bạch tuột” tới như Coin98, Maps.me, Oxygen, PsyOptions,… Trong đó, Oxygen và Maps.me gặp khó vì FTX nắm giữ phần lớn token và tuyên bố đang tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý.
Với những dự án thật sự đang nỗ lực BUIDL qua mùa downtrend, cộng đồng nên tỉnh táo xem xét. Khoản đầu tư của VC vào dự án có 2 dạng như sau:
Token dự án, có vesting và không vesting;
Cổ phần của dự án. Cần lưu ý là hầu hết các công ty crypto hiện nay đều chưa hề IPO nên không có cổ phiếu giao dịch công khai.
Khi FTX phá sản theo Chương 11, tòa án sẽ giao cho một bên đại diện tiến hành thanh lý tài sản của sàn. Cả token lẫn số cổ phần của dự án được FTX đầu tư đều sẽ được liệt vào danh sách tài sản cần thanh lý. Thường thì việc bán tài sản thanh lý thực hiện qua OTC đối với token và bán rẻ lại cho chính công ty cổ phần đó.
Như vậy, dù xét theo “khả năng bi quan nhất” thì các dự án được FTX đầu tư phải đối mặt với việc token bị bán xả – nhưng có khả năng biết trước để “phòng hộ” – chứ không đến nỗi dẫn đến sụp đổ toàn dự án.
Tài sản của Solana Foundation trên FTX
FTX đã từng là sàn giao dịch rất phổ biến, nên nhiều dự án trữ quỹ tiền của mình trên sàn là điều dễ hiểu. Việc tài sản “bị giam” không thể rút khỏi FTX là hệ quả tất yếu.
Solana Foundation đã công khai mình có 1 triệu USD không thể rút trên FTX, tương đương ít hơn 1% quỹ tài sản. Nên xem số tài sản đó bằng 0 cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của họ.
Sức mạnh nội tại của hệ Solana vẫn còn đó
Kể ra nhiêu đó đã đủ thấy Solana bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ vụ việc của FTX. Nhưng không có nghĩa là không còn khả năng phục hồi – dù sẽ phải rất lâu về sau.
Đồng sáng lập Solana Labs đã khẳng định trên Twitter họ có số tài sản đủ để hoạt động liên tục trong vòng 30 tháng. Dĩ nhiên không chắc thông tin này là thật 100% nhưng chúng ta vẫn có thể yên tâm phần nào.
Ngoài ra bên cạnh DeFi, NFT trên Solana cũng vô cùng náo nhiệt. Magic Eden vẫn là nền tảng NFT marketplace hàng đầu, nỗ lực thu hút người dùng và dòng tiền đến với hệ này.
Dĩ nhiên, tương lai sắp tới đối với Solana vô cùng khó khăn. Downtrend, chuỗi domino gãy đổ từ FTX hay mất niềm tin từ cộng đồng,… Tất cả những điều đó sẽ là thách thức mà các dự án Solana sẽ phải đối mặt.