23 lượt xem

Tết đoan ngọ tiếng anh là gì

Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì? Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Giết Sâu Bọ là ngày Tết truyền thống đã tồn tại rất lâu và trở thành nét văn hóa không thể thiếu của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Tết Đoan Ngọ tiếng anh là gì? Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc, xuất xứ từ đâu, ý nghĩa như thế nào? Vậy cùng Vietjet (.net) tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tết Đoan Ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương bởi tết sẽ diễn ra vào đúng giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Không chỉ ở Việt Nam mà các nước Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc đều diễn ra ngày Tết Đoan Ngọ. Theo ý nghĩa của từ “Đoan Ngọ” thì “Đoan” là mở đầu, “Ngọ” là giờ Ngọ (khoảng từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều), lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, trái đất trùng với ngày hạ chí.

Ở Việt Nam, dân gian gọi nôm na là ngày Tết Chiết (Giết) Sâu Bọ, trong ngày này người dân sẽ nấu những món ăn để diệt “sâu bọ” bên trong cơ thể, đồng thời phát động phong trào giết sâu bọ để bảo vệ mùa màng.

Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì?

Tết Đoan Ngọ tiếng Anh sẽ được dịch dựa trên ý nghĩa của từng từ Chẳng hạn: “Tết” là “festival”, “Đoan” có thể dịch thành nhiều từ như “the start”/ “straight”/ “middle”/”righteousness”/ “just”, “Ngọ” là “at noon” (from 11 am to 1 pm). Đoan Ngọ là thời điểm mặt trời gần với Trái đất và nếu dịch theo tiếng Anh là: “Doan Ngo is the moment that the sun is the most near the Earth”.

Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là “Mid-year Festival – 5/5 (Lunar)”. Còn tại Trung Quốc, ngày Tết Đoan Ngọ được dịch sang tiếng Anh có tên là “Dragon Boat Festival” (lễ hội thuyền rồng) hoặc “Duanwu Festival” (lễ Đoan Ngọ).

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thuyết từ xa xưa kể lại, vào một ngày nọ sau khi kết thúc mùa vụ, người nông dân tổ chức ăn mừng vì năm đó mùa màng bội thu. Tuy nhiên, đúng lúc đó thì sâu bọ ở đâu kéo đến rất nhiều, chúng phá hoại, ăn hết thực phẩm, trái cây đã thu hoạch. Trong lúc người dân đang hoang mang không biết làm thế nào thì có một ông lão từ đâu xuất hiện, xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng lập đàn cúng gồm có: Bánh gio, trái cây và ông còn kêu gọi mọi người đứng trước nhà và vận động cơ thể. Cứ như thế bỗng dưng lũ sâu bọ té ngã rũ rượi không còn phá hoại được nữa. Ông còn dặn, hàng năm cứ vào ngày này hãy làm theo những gì ông dạy thì tức khắc sâu bọ sẽ bị diệt trừ, mùa màng bội thu. Để tưởng nhớ công ơn của lão Đôi Truân, hàng năm cứ vào ngày mồng 5/5 Âm lịch người dân lại là bánh gio, hái trái cây và lập đàn cúng vào đúng Ngọ. Và người dân gọi nôm na là ngày Tết Giết Sâu Bọ vì thời điểm cúng là giữa trưa nên còn gọi là Tết Đoan Ngọ.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Trong văn hóa người Việt, đầu tháng 5 là thời điểm kết thúc vụ chiêm và chuẩn bị cho vụ mùa. Người dân sẽ làm lễ cúng dâng lên trời đất, thần linh và tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho vụ mới mùa màng bội thu.

Nhiều nơi coi ngày Tết Đoan Ngọ là dịp để gia đình sum vầy, tưởng nhớ đến công sơn sinh thành dưỡng dục tổ tiên, của đấng sinh thành. Vì vậy, nhiều người dù ở xa thì ngày này cũng muốn về đoàn tụ cùng gia đình, xum vầy bên ông bà, cha mẹ.

Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Trong ngày Tết mùng 5, những món đồ thường được bày biện để cúng trời đất, thần linh, tổ tiên gồm: Hương, hoa, vàng mã; nước; rượu nếp, xôi chè, các loại trái cây, đặc biệt là không thể thiếu bánh tro và cơm rượu.

Vậy là bạn đã có thể nắm được cách dịch Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì? nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ để giới thiệu cho người nước ngoài hiểu văn hóa người Việt hơn. Chúc bạn có một ngày Tết Đoan Ngọ đầm ấm và đoàn viên cùng gia đình.