30 lượt xem

Retroactive là gì? Cách để săn retroactive kiếm tiền hiệu quả

Retroactive là gì

Retroactive được coi là một trong những cách thức hỗ trợ các nhà đầu tư trong thị trường crypto làm giàu. Chính vì vậy, đây là cách thức làm giàu với số vốn chỉ 0 đồng được rất nhiều người lựa chọn. Vậy nên Retroactive là gì? và Tại sao lại dùng hình thức retroactive? Hãy cùng FTV giải đáp tất cả các thắc mắc trên qua bài viết ngay sau đây.

Retroactive là gì?

Retroactive là gì?Retroactive là gì?

Retroactive là một trong những hình thức phổ biến của airdrop coin, sự kiện phân bố đồng coin/token của 1 dự án cho người dùng đã ủng hộ và sử dụng sản phẩm của mình từ những ngày đầu tiên qua các hình thức như: giao dịch, tương tác, cung cấp thanh khoản, sử dụng chức năng của dự án,…Phần thưởng của retroactive thường dưới dạng là coin/token của chính dự án đó.

Nguồn gốc của retroactive

Nguồn gốc của retroactive

Nguồn gốc của retroactive

Thuật ngữ retroactive đã trở nên rất phổ biến sau sự kiện airdrop token UNI của Uniswap vào 17/09/2020. Sàn giao dịch này đã có thông báo sẽ tặng miễn phí token UNI cho nhưng ai đã tương tác với nền tảng của mình thông qua các hình thức giao dịch hay cung cấp thanh khoản trước 01/09/2020. Mỗi người dùng đáp ứng đủ điều kiện trên có thể nhận được 400 UNI với giá trị trong thời điểm đó là khoảng gần 2.000 đô la Mỹ. Ngay sau đấy vài giờ, hàng loạt sàn giao dịch lớn như: OKX, Binance, Coinbase,… cũng đồng loạt thông báo niêm yết và giao dịch token UNI thúc đẩy giá trị của đồng này tăng cao.

Tại sao cácdự án dùng hình thức retroactive?

Nhiều người sẽ nghĩ rằng người được lợi nhất từ những retroactive, airdrop sẽ là các nhà đầu tư, người dùng. Tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng, các dự án hào phóng phân phối đồng coin/token thông qua các airdrop, retroactive bởi 1 số lý do, mục đích sau:

  • Cách maketting hiệu quả: Tăng cường nhận thức, tạo ra tiếng vang đối với các nhà đầu tư là lý do chính khiến những dự án khởi nghiệp với blockchain tiến hành retroactive, airdrop. Sự phổ biến cũng những lợi nhuận khủng từ các retroactive và airdrop trước đó đã thu hút cho dự án ngày càng có thêm nhiều người ủng hộ. Họ sẵn sàng trải nghiệm, quảng bá sản phẩm – dịch vụ với hy vọng sẽ nhận được airdrop. Các retroactive và airdrop cho phép dự án phát triển cộng đồng của mình 1 cách tự nhiên thông qua việc phân phối số lượng nhỏ coin/token của mình.
  • Phần thưởng cho những người dùng trung thành: Hầu hết các nhà đầu tư bỏ tiền vào 1 dự án đều chỉ nghĩ tới lợi nhuận kiếm được trước mắt mà không thay vào đó là hỗ trợ, đóng góp và quan tâm đến sự phát triển lâu dài của dự án đó. Nhằm chống lại điều này, rất nhiều dự án đã tiến hành retroactive để phân phối tiền thưởng miễn phí để thưởng cho những người dùng trung thành đã sử dụng, hỗ trợ và đóng góp cho nền tảng của mình.
  • Phân phối coin/token 1 cách phi tập trung: Thông qua các retroactive và airdrop, các dự án có thể phân phối những đồng coin/token của mình tới cho nhiều nhà đầu tư khác nhau thay vì chỉ tập trung vào một số nhà đầu tư nhất định.
  • Thu hút đầu tư: Thông qua các đợt retroactive và airdrop thành công, ngoài làm tăng giá trị đồng coin/token cũng như thu hút thêm người dùng tham gia cộng đồng của mình thì nó còn có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới bỏ vốn ra đầu tư vào dự án nhờ hiệu ứng do đám đông mang lại.

Cách để săn Retroactive hiệu quả nhất

Cách để săn Retroactive hiệu quả nhất

Cách để săn Retroactive hiệu quả nhất

Tìm kiếm những dự án chưa có token

Mỗi một hệ sinh thái bao gồm nhiều mảnh ghép khác nhau như: Payment, Lending, Derivative, AMM Dex,…bạn có thể phân loại dự án theo từng mảng để kiểm tra xem những dự án nào chưa có token. Để rồi tiến hành so sánh với những đối thủ cạnh tranh, những dự án tương tự trước đó để có thể nhận biết tiềm năng retroactive trong khoảng thời gian tới.

Ví dụ: Sushiswap, Uniswap, PancakeSwap,… đều là những AMM đã có token riêng và các dự án như: Uniswap, 1 inch trước đó có Retroactive. Vậy khả năng cao là các dự án AMM đối thủ khác chưa có token sẽ sơm đi theo hướng này.

Dự án có doanh thu

Một dự án có doanh thu lớn mà chưa có token thì khả năng rất cao sẽ có những chương trình Retroactive cho người dùng cũ.

Các dự án có doanh thu mà đã có token thì cũng có thể sẽ có chương trình Retroactive để kích thích người dùng tiếp cận, sử dụng nhiều hơn nữa với dự án.

Ví dụ: 1inch nổi đình đám sau khi kết thúc chương trình airdrop lần một, nhưng ngày 17/2/2021 họ lại công bố sẽ tiếp tục airdrop cho những người dùng Uniswap.

Các dự án testnet cần tiếp cận người dùng và tiếp nhận feedback về sản phẩm

Các dự án hiện mới ra mắt bản testnet thường sẽ thực hiện các đợt Retroactive và Airdrop để khuyến khích người dùng tương tác với giao thức nhằm tìm ra các lỗ hổng hệ thống, lỗi code, lỗi bảo mật,…

Hãy thường xuyên quan tâm đến các trang mạng xã hội của các dự án này như: telegram, twitter, facebook, discord.. để không bỏ lỡ bất kỳ một đợt airdrop nào.

Ngoài ra, sự quan tâm của cộng đồng với những đợt airdrop này cũng giúp cho các nhà phát triển đo lường triển vọng tăng trưởng, phát triển lượng người dùng biết đến dự án nhiều hơn trong tương lai khi mainnet chính thức ra mắt.

Hệ sinh thái và dự án đang có dòng tiền đổ vào

Việc xác định dòng tiền đang đổ về đâu cũng là 1 cách giúp bạn dự đoán các cơ hội airdrop tiềm năng. Đặc biệt, hãy chú ý tới các hệ sinh thái mới, chưa có quá nhiều sự kiện thu hút cộng đồng. Nguyên nhân là bởi vì khi hệ sinh thái đang phát triển nóng, các dự án cũng sẽ được đẩy nhanh tiến độ ra mắt sản phẩm của mình nhằm thu hút người dùng mới, lấy danh tiếng,… Và 1 trong những cách tốt nhất để thực hiện điều đó chính là thông qua 1 đợt airdrop.

Hãy nhìn vào sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của hệ sinh thái Solana trong thời gian qua. Khi dòng tiền đổ về và có hàng loạt dự án mới ra mắt, có nhiều dự án đã thực hiện airdrop để thu hút người dùng như: Port Finance, Orca,…

Công cụ hỗ trợ cho săn Retroactive

Ngoài việc tự phân loại, theo dõi các trang mạng xã hội của những dự án tiềm năng,… có 1 số trang web giúp bạn có thể nhận được các thông tin cập nhật thường xuyên về airdrop như sau:

  • Etherscan Airdrop: giúp bạn tìm thấy tất cả các airdrop, gồm cả Retroactive Airdrop phổ biến hiện nay đang diễn ra.
  • Airdrop Alert: Cho phép bạn tìm thấy những thông báo về airdrop trên trang Twitter, trang diễn đàn Bitcoin của 1 dự án cụ thể mà bạn có thể đang theo dõi.
  • Coinairdrops.com: Cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về đợt airdrop hot nhất hiện nay.
  • Defillama: Cung cấp thông tin của các dự án DeFi với các biến động cụ thể và các bạn có thể tham khảo.
  • Darren Lau: Đây là channel trên twitter thường hay chia sẻ các kèo được dự đoán sẽ có Retroactive và hướng dẫn cách tham gia cụ thể.

Tại sao các dự án lại “phát token miễn phí” cho những người tham gia?

Việc thực hiện retroactive có thể đến từ 1 số lý do sau:

  • Tri ân những đóng góp của người dùng trong sự phát triển dự án.
  • Phương pháp marketing dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.
  • Động thái mới nhằm thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mới.
  • Gia tăng vị thế và sức cạnh tranh của dự án trên thị trường tiền điện tử.

Những điều cần lưu ý khi tham gia vào retroactive bạn cần biết

Không phải tất cả các dự án đều có retroactive

Một dự án có tổ chức retroactive và airdrop cho cộng đồng đều thuộc quyền quyết định của nhà đầu tư, đội ngũ phát triển của dự án đó. Bạn sẽ không thể biết trước được thời gian cũng như điều kiện nhận airdrop cụ thể cho tới khi dự án công bố các thông tin liên quan. Do đó, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình 1 tâm lý thoải mái, không đặt nặng vấn đề airdrop và quản lý vốn thật tốt, sẵn sàng chấp nhận những rủi ro khi tham gia trải nghiệm các dự án.

Có nên sử dụng ví phụ để tham gia retroactive

Việc tham gia retroactive bằng ví chính hoặc ví phụ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định bạn. Ví nào đủ điều kiện tham gia retroactive thì bạn sử dụng nó để tham gia. Nhưng bạn nên tạo các ví riêng chuyên dùng để tham gia retroactive và airdrop, bởi bạn sẽ cần phải thao tác và cấp quyền sử dụng tài sản trong ví rất nhiều lần trong khi thực hiện hành động này. Nếu không may mắn gặp phải những dự án lừa đảo thì họ có thể rút toàn bộ tài sản có trong ví sau khi bạn cấp quyền sử dụng cho họ.

Cần bỏ nhiều thời gian ra để tìm kiếm, tham gia

Bạn cần bỏ ra nhiều thời gian để học hỏi cũng như tìm hiểu và đánh giá về các dự án trước khi quyết định đầu tư, tham gia trải nghiệm với hy vọng sẽ có retroactive trong tương lai. Việc tìm hiểu kỹ thông tin của các dự án sẽ giúp bạn tránh được những dự án ít tiềm năng và lừa đảo. Ngoài ra, đặc trưng của retroactive chính là người dùng sẽ phải bỏ thời gian ra để trải nghiệm cũng như tương tác với các sản phẩm, dịch vụ của dự án.

Những dự án retroactive tiềm năng mà không nên bỏ lỡ trên thị trường

Những điều cần lưu ý khi tham gia vào retroactive mà bạn cần biết

Những điều cần lưu ý khi tham gia vào retroactive mà bạn cần biết

Metamask

Metamask là ví điện tử rất phổ biến nhất nhì hiện nay, được dùng để lưu trữ các loại coin của những dự án blockchain khác. Metamask Swap được coi là sản phẩm DEX được tích hợp trong ví nhằm hỗ trợ người dùng tối ưu hóa các trải nghiệm với tiền điện tử. Chính vì sự tiềm năng này, tại sao bạn không thử tiến hành tráo đổi 1 vài lệnh để tăng sự gắn bó với nền tảng và nâng cao khả năng retroactive của mình?

Opyn

Ra mắt trên thị trường vào 6/2020, thế nhưng cho tới nay, Opyn vẫn chưa có dấu hiệu về việc phát hành token riêng của dự án trong tương lai. Vì thế, khả năng cho các đợt airdrop để thu hút sự chú ý từ cộng đồng là rất cao. Không những vậy, người dùng còn có bằng chứng cho niềm tin Opyn sẽ sớm khởi chạy các retroactive của mình rằng: khi những đối thủ trực tiếp của Opyn đã ra mắt token của mình thì Opyn sẽ có những động thái kiên quyết hơn để tham gia vào chặng đua này và retroactive là 1 trong số đó.

OpenSea

Open Sea được nhiều người xem như một cái nôi của NFT trên nền tảng Ethereum. Mạng lưới này cho phép người tham gia tạo những NFT hoặc trao đổi với các mạng lưới khác trên marketplace. Bạn nghĩ sao về 1 mạng lưới có cộng đồng người dùng đông đảo như OpenSea khi con số này hiện lên tới hơn 25 000 người? Vì vậy, khả năng sẽ công bố các dự án retroactive trong tương lai là rất cao.

Mango Market

Mango Market là 1 nền tảng phi tập trung hỗ trợ giao dịch cross margin với tỷ lệ đòn bẩy gấp 5 lần. Tốc độ giao dịch cực nhanh cùng phí gas gần bằng 0 là những lợi thế cạnh tranh lớn của Mango Market trên thị trường. Dù chưa có bất kỳ một thông tin chính xác gì về dự định sẽ ra mắt dự án airdrop, thế nhưng đã có không ít nhà đầu tư đóng góp vào quá trình phát triển nhằm hy vọng có thể thực hiện retroactive từ Mango Market.

SuperRare

SuperRare là một nền tảng digital artworks chất lượng tại Ethereum. Kể cả họa sĩ hoặc nhà sưu tầm đều có thể giao dịch ETH hàng triệu đô dù đây vẫn đang còn là nền tảng khá mới. Chính vì nền tảng còn khá mới nên người dùng sẽ có nhiều cơ hội đóng góp vào sự phát triển lâu dài của SuperRare.Từ đó, họ hoàn toàn có căn cứ để hy vọng về các dự án airdrop trong tương lai để tham gia retroactive.

Bên cạnh những cái tên trên, còn rất nhiều dự án tiềm năng có thể tham gia retroactive trong khoảng thời gian tới. Bạn cần kiên nhẫn quan sát để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Kết luận

Như vậy trên đây là tất cả những thông tin chi tiết chia sẻ về khái niệm Retroactive là gì? cũng như Tại sao các loại dự án dùng hình thức retroactive?. Theo đó đây là 1 bài viết hỗ trợ chia sẻ những thông tin mà không phải là những lời kêu gọi đầu tư. Ngoài ra, việc tham gia đầu tư vào các sản phẩm tài chính sẽ luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì vậy các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

FTV – đơn vị chuyên tư vấn đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh hàng đầu Việt Nam

ftv

Năm 2022, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn cùng với nhiều yếu tố. Nếu các nhà đầu tư muốn thử sức với chứng khoán mà chưa có nhiều kinh nghiệm hay đang còn băn khoăn thì hãy liên hệ tới FTV. Tại đây, các bạn sẽ được chuyên gia hàng đầu uy tín trong lĩnh vực hỗ trợ, tư vấn về cách phòng ngừa rủi ro và cách đầu tư đem lại lợi nhuận cao.

Đến với FTV, nhà đầu tư sẽ được các chuyên gia tư vấn và cập nhật về những thông tin mới nhất liên quan tới biến động thị trường bằng số liệu thống kê và bảng phân tích thị trường. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng sẽ được cung cấp tài các liệu tham khảo miễn phí như: biểu đồ, thống kê thị trường, cách giao dịch của từng loại mặt hàng hóa.

Nếu các bạn vẫn còn câu hỏi thắc mắc về Retroactive là gì? hoặc muốn biết thêm các thông tin chi tiết có thể liên hệ qua số HOTLINE 0983 668 883 của công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV để được các chuyên gia trợ giúp và tư vấn nhanh chóng nhất.

Xem thêm:

  • E-commerce là gì? Vai trò và lợi ích của thương mại điện tử
  • EPS là gì? Cách tính và ý nghĩa chỉ số EPS trong chứng khoán