27 lượt xem

Kháng cự hỗ trợ là gì

Kháng cự hỗ trợ là gì

Khi đầu tư vào chứng khoán, bạn sẽ phải tìm hiểu các kiến thức để tối ưu lợi nhuận và trong quá trình đó, bạn sẽ gặp nhiều thuật ngữ khác nhau. Và hẳn khi phân tích thị trường, bạn cũng sẽ nghe tới thuật ngữ mức hỗ trợ và kháng cự. Vậy khái niệm này hiểu chính xác là như thế nào? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự ra sao? Hãy cùng ngân hàng số Timo tìm hiểu ngay dưới đây!

Mức hỗ trợ và kháng cự là gì?

Ý nghĩa của mức hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá được kỳ vọng là sẽ đảo chiều xu hướng hoặc di chuyển chậm lại và hoạt động này vẫn sẽ có thể lặp lại trong tương lai.

Đơn giản hơn, bạn có thể hiểu một cách chi tiết như sau:

  • Mức hỗ trợ:
    • Là vùng giá mang xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều thành tăng, khi đó sức mua tại vùng này sẽ lớn hơn sức bán.
    • Khi giá đang giảm nhưng lại tăng đột ngột, thì vùng giá thấp nhất trước khi lại tiếp tục đảo chiều sẽ được xem là vùng hỗ trợ.
  • Mức kháng cự:
    • Là vùng giá mang xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều thành giảm, khi đó sức bán tại vùng này sẽ lớn hơn sức mua.
    • Khi giá đang tăng nhưng lại bị giảm, thì vùng giá cao nhất trước khi lại tiếp tục đảo chiều sẽ được xem là vùng kháng cự.

Nhưng ngoài ra trong một xu hướng giảm, nếu giá dao động theo thời gian thì vùng hỗ trợ và kháng cự cũng sẽ được thiết lập.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Để nhà đầu tư mới có thể dễ dàng xác định mức hỗ trợ và kháng cự, Timo sẽ chia sẻ một số cách phổ biến thường được dùng để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự cũng như cách phân tích, lên chiến lược phù hợp.

Hỗ trợ và kháng cự là một vùng

Thông thường, hỗ trợ và kháng cự sẽ là một vùng giá chứ không chỉ nói về một mức giá cụ thể nào. Khi phân tích, các nhà đầu tư sẽ thường lấy bóng nến trong biểu đồ để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Cụ thể như sau:

  • Vùng kháng cự sẽ là khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng/mở cửa tại khu vực bóng nến trên và có càng nhiều nến sẽ được xem là vùng kháng cự mạnh, giá sẽ rất khó để tăng cao hơn nữa.
  • Vùng hỗ trợ sẽ là khoảng cách giữa giá thấp nhất đến giá đóng/mở cửa tại khu vực bóng nến dưới và có càng nhiều nến sẽ được xem là vùng hỗ trợ mạnh, giá sẽ rất khó giảm dưới vùng này.

Sử dụng đường xu hướng (trendline)

Nếu giá cổ phiếu biến động liên tục theo xu hướng lên hoặc xuống, bạn có thể dùng cách xác định này để biết được vùng hỗ trợ và kháng cự, để biết giá nên mua vào hoặc bán ra. Việc bạn cần làm là nối đỉnh của các giá cao nhất hoặc thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định sẽ cho thấy đường xu hướng (trendline) mà tại đó áp lực mua/bán sẽ gia tăng khi giá đến gần đường vừa nối.

Sử dụng đường trung bình giá MA

Phương pháp tiếp theo mà bạn có thể sử dụng để xác định mức hỗ trợ và kháng cự là sử dụng đường trung bình giá MA (Moving Average) trong ngắn hạn. Khi đó, đường trung bình sẽ là cột mốc giúp làm phẳng các tín hiệu nhiễu giá trong thời gian ngắn hạn và giúp bạn xác định mức kháng cự (nằm dưới đường trung bình) và hỗ trợ (nằm trên đường trung bình).

  • Nếu giá càng giảm dần về đường trung bình thì lực mua sẽ tăng mạnh, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ trở về xu hướng tăng.
  • Nếu giá tăng càng gần đường trung bình thì lực bán sẽ cao, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ về xu hướng giảm.

Một số cách xác định khác

Ngoài các phương án trên, bạn cũng có thể dùng các mức giá chẵn như 10.000 đồng hoặc 20.000 đồng/cổ phiếu để thiết lập thành mức hỗ trợ và kháng cự. Vì khi đó, tâm lý các nhà đầu tư thường nhận định rằng, giá trị của cổ phiếu đang ở mức giá hợp lý.

Hoặc nhà đầu tư cũng có thể sử dụng phương pháp với dãy số “tỷ lệ vàng” của Fibonacci để xác định. Cụ thể là giá vượt qua các điểm số theo tỷ lệ sẽ là vùng hỗ trợ và ngược lại là vùng kháng cự nếu giá thấp hơn tỷ lệ đó.

Nói tóm lại, mức hỗ trợ và kháng cự là những yếu tố cần thiết và là nền tảng để nhà đầu tư có thể phân tích chiến lược, đầu tư thông minh. Khi đó, kháng cự sẽ là vùng cao nhất và hỗ trợ sẽ là vùng thấp nhất, đồng thời tại điểm đó xu hướng cũng sẽ được dự đoán đảo chiều, giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận khi giao dịch ngắn hạn.

Tuy nhiên, thực tế việc phân tích sẽ không hề đơn giản đối với các nhà đầu tư mới bắt đầu vì không chỉ phân tích vùng kháng cự, hỗ trợ mà còn phải nghiên cứu chung về ngành, cách định giá cổ phiếu và các yếu tố khác để đảm bảo hiệu quả. Vì thế nếu bạn chưa có đủ kinh nghiệm, tiềm lực tài chính cũng như kiến thức để tự mình đưa ra chiến lược phù hợp, hãy cân nhắc đầu tư thông qua Quỹ mở. Xem chi tiết Đầu tư Quỹ mở là gì?

Với Quỹ mở VinaCapital, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính sẽ thay bạn thực hiện việc phân tích, giao dịch và kể cả dự đoán thị trường để có chiến lược đầu tư thông minh, giúp đạt được lợi nhuận kỳ vọng cao. Hiện nay, bạn có thể đầu tư các Quỹ mở của VinaCapital thông qua ứng dụng ngân hàng số Timo. Khi đầu tư qua Timo, quá trình mở và xét duyệt tài khoản sẽ nhanh hơn. Hơn nữa, bạn có thể theo dõi tình hình mỗi ngày trên ứng dụng Timo, hoàn toàn uy tín và minh bạch.

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ VinaCapital:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập
Nguồn: VinaCapital

Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo trực tuyến chỉ trong 5 phút. Sau đó bạn có thể chuyển tiền đầu tư Quỹ mở VinaCapital để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình nhé!